Top 25 trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi phù hợp và thú vị

0
12

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ ae98888.com trong bài viết về Trò chơi nhà trẻ 24-36 tháng Chúng tôi chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm chuyên sâu và hay nhất dành đến cho bạn.

Những trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi thường được các bậc phụ huynh ưa thích và lựa chọn nhiều. Bởi việc tham gia các trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi không những mang giá trị tinh thần to lớn mà còn giúp trẻ tự rèn luyện được tư duy logic cũng như các phản xạ tự nhiên.

Vậy Top 25 trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi phù hợp và thú vị nên được khuyến khích là gì?

Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bố mẹ những trò chơi phù hợp và thú vị nhất đối với các con, mời quý phụ huynh theo dõi!

Các cốc xếp lồng vào nhau

Mục đích

Tập thao tác với các đồ vật.

Chuẩn bị

Các cốc hoặc bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.

Cách chơi

Cho trẻ 1 bộ cốc hoặc bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau để khám phá. Chỉ cho trẻ đặt các cốc nhỏ vào cốc to như thế nào khi cần. Khen tất cả những việc làm đúng của trẻ.

Xem thêm: Top 8 trò chơi tĩnh dành cho trẻ mầm non giúp phát triển tư duy

Trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi Các loại giấy

Mục đích

Tập thao tác với các đồ vật

Chuẩn bị

Giấy nhiều loại, giấy có màu sắc và chất liệu khác nhau,…

Cách chơi

Trẻ nhỏ thích thử nghiệm với các nguyên vật liệu có bề mặt cấu tạo và âm thanh khác nhau. Hãy đưa cho trẻ giáy sáp, giấy báo, khăn mỏng hoặc giấy gói quà để trẻ cầm, sờ, vò, xé… Theo dõi cẩn thận bởi trẻ có thể đưa những vật đó vào mồm.

Hãy tìm đồ chơi

Mục đích

Nhận biết và phát hiện đồ chơi bị giấu.

Chuẩn bị

Một vài dải băng, các đồ chơi nhỏ.

Cách chơi

Từ 6 đến 12 tháng, trẻ được tiếp xúc với đồ chơi thường xuyên. Hãy buộc những dải băng có màu sáng vào các đồ chơi nhỏ. Giấu đồ chơi với các dải băng nhưng vẫn lộ ra một phần dải băng. Chỉ cho trẻ kéo dải băng ra để tìm đồ chơi vận động. Khen tất cả những việc làm có kết quả của trẻ.

Cái nôi di động

Mục đích

Nhận biết và nhìn các vật treo lơ lửng.

Chuẩn bị

Dây buộc qua nôi, đồ dùng nhà bếp bằng cao su hoặc đồ chơi hoạc túm dây vải , len có màu săc sặc sỡ để treo.

Cách chơi

Trẻ rất bé đã có thể tập trung nhìn vào đồ vật treo ở nôi. Các đồ vật thú vị trong nhà có thể treo trên nôi của trẻ. Quan trọng là các đồ vật phải ở ngoài tầm với trẻ vì nếu trẻ nắm giữ các vật đó thì nó có thể gây hại.

Để duy trì hứng thú, cần có các đồ chơi mới hoặc nguyên vật liệu mới đưa ra thay thế khi trẻ có biểu hiện chán với các đồ vật hiện có.

Đồ chơi ở đâu? trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Mục đích

Trẻ hiểu câu hỏi của người lớn. biết dùng mắt hoặc tay chỉ đúng hướng về đồ chơi đó.

Cách chơi

Trẻ ngồi xung quanh cô. Cô đưa đồ chơi đến với trẻ, nói cho trẻ biết tên gọi đồ chơi đó rồi cho trẻ được cầm, ngắm, chơi với đồ vật. Thỉnh thoảng cô giấu đồ chơi (sau lưng, gầm bàn) rồi lại bất ngờ đưa ra để kích thích sự thích thú của trẻ. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại vài lần. Sau đó, cô đặt đồ chơi mầm non vào một chỗ vừa tầm của trẻ rồi hỏi trẻ xem đồ chơi để đâu. Trẻ có thể trả lời bằng cách nhìn hoặc chỉ về phía đồ chơi đó.

Xem Thêm  Top 10 game 18+ nhiều người chơi nhất - GameUyTin.com

Bé xếp chồng khối gỗ lên nhau

Mục đích

Rèn sự khéo léo của ngón tay. Trẻ biết cầm các khối gỗ bằng bàn tay và xếp chồng 2 khối gỗ lên nhau.

Chuẩn bị

Hai khối gỗ hoặc nhựa vuông, kích thước 2 x 2 x 2cm.

Cách chơi

Cô cầm hai khối gỗ đập vào nhau cho phát ra âm thanh để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Cô vừa làm động tác xếp chồng lên hai khối gỗ lên nhau vừa nói: “Cô xếp chồng hai khối gỗ này lên nhau”. Sau đó, cô đưa cho trẻ hai khối gỗ để trẻ tự xếp. Nếu trẻ nào chưa làm được, cô cầm tay giúp trẻ thực hiện động tác này.

Bỏ vào lấy ra

Mục đích

Rèn luyện sự khéo léo của ngón tay.

Cách chơi

Cô chuẩn bị cho trẻ một cái rổ nhựa (hoặc bát nhựa ) có màu sắc đẹp và những đồ chơi nhỏ (khối nhựa, quả bóng nhỏ, thìa nhựa, hột hạt). Sau đó, cô làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách nhặt từng vật bỏ vào trong rổ, rồi lại đổ ra chơi lại.

Chú ý: cô giáo lưu ý đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ chơi với hột hạt nhỏ.

Tìm bạn: trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Mục đích

Trẻ tập nhận biết tên mình, tên bạn, tên cô.

Chuẩn bị

Một chiếc khăn quàng mỏng, màu sắc đẹp.

Cách chơi

Cô phủ chiếc khăn mỏng lên mình và hỏi: “Cô Hiền đâu? Cô Hiền đâu rồi?”. Khi trẻ tỏ vẻ hào hứng tìm kiếm thì cô bỏ khăn ra và reo lên vui vẻ: “Cô Hiền đây này !”. Khuyến khích trẻ vỗ tay (cô làm 1-2 lần)

Cũng với cách chơi như vậy, cô phủ khăn lên đầu trẻ (hoặc các bạn khác) để đố trẻ tìm các bạn.

Bé làm cho đúng

Mục đích

Tập bắt chước các hành động.

Cách chơi

Đầu tiên cô làm mẫu 1-2 hành động rồi khuyến khích trẻ làm theo. Ví dụ: Bắt tay cô, hoan hô, vỗ tay cho trẻ bắt chước hoặc sờ lên mũi và nói: “Mũi, đầu gối,…” để trẻ bắt chước. Các hành động bắt chước bao gồm: Vẫy tay chào tạm biệt…

Bé nghe thấy gì?

Mục đích

Nhận biết âm thanh của chuông hoặc súc sắc.

Chuẩn bị

Chuông, súc sắc hoặc đồ chơi âm nhạc phát ra tiếng động.

Cách chơi

Trẻ nhỏ thường chú ý tới những âm thanh mới. Hãy cho trẻ thực hành nghe thấy và lắng nghe tiếng chuông hoặc súc sắc trong trò chơi nghe.

Khi trẻ ngồi trong lòng người chăm sóc trẻ, có thể đi đến phía sau trẻ và rung chuông hoặc lắc súc sắc, trẻ sẽ nhanh chóng quay đầu về phía âm thanh mới. thưởng cho trẻ đồ chơi để trẻ cầm và khám phá.

Bé nhìn thật tinh

Mục đích

Trẻ nhận biết và nhìn các vật hoặc tranh ảnh .

Chuẩn bị

Các đồ vật ở trong nhà và ngoài trời, tranh ảnh, sách tranh.

Cách chơi

Thông thường trẻ thích thú ngắm nhìn các đồ vật hoặc tranh ảnh trong môi trường xung quanh của trẻ. Khi ngồi trong lòng người chăm sóc trẻ, có thể giới thiệu cho trẻ các tranh ảnh trong tạp chí hoặc sách tranh. Trẻ cũng thích thú được chỉ cho xem cây cỏ, hoa, vật nuôi, và các đồ vật thú vị khác. Các hoạt động nhìn cần được phối kết hợp bằng cách trò chuyện với trẻ về những gì trẻ quan sát được.

Trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi: Chào cô!

Mục đích

Trẻ làm quen với người lạ.

Chuẩn bị

Đồ chơi màu sặc sỡ, có phát ra âm thanh.

Cách chơi

Mời một cô giáo khác làm “khách” đến chơi. “Khách” vào lớp vui vẻ, thân thiện chào các cháu: “Cô chào Tùng và Mai quả bóng đỏ này!”. Sau đó cô ngồi xuống chơi với trẻ. Trong quá trình chơi, cô luôn xưng tên của mình và gọi tên trẻ.

Nếu trẻ nhút nhát, sợ hãi hoặc khóc thì cô giáo phụ trách lớp cho trẻ ngồi vào lòng, lấy một thứ đồ chơi mà trẻ thích cho trẻ chơi còn “khách” ngồi chơi bên cạnh.

Xem Thêm  Tranh cãi về cảnh "nóng" trong phim "Trò chơi con mực ... - Dân trí

Ai thế nhỉ?

Mục đích

Luyện cho trẻ tập nói : Ma ma, ba ba…

Cách chơi

Khi trẻ bắt đầu biết gọi bố hoặc mẹ, cô biểu lộ sự thích thú với việc trẻ nói được. Cô khuyến khích trẻ nói bằng cách đặt các câu hỏi: “Ai đây? Ai thế nhỉ?”.

Hãy bắt chước theo cô

Mục đích

Trẻ bắt chước phát âm theo cô.

Cách chơi

Cô nói chuyện âu yếm với từng trẻ. Trẻ nằm, ngồi trong giường, cô cúi xuống lay nhẹ người trẻ hoặc vuốt tay, chân trẻ, vừa làm vừa nói nựng với trẻ, gọi tên trẻ, bắt chước các âm mà trước đó trẻ tự phát ra: “Gừ…gừ”, “ư…ư…” , “da… da…” đồng thời cô biểu lộ cảm xúc, tạo cho trẻ một trạng thái vui vẻ, hớn hở, tích cực bắt chuyện với cô.

Ai đấy? trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Mục đích

Trẻ nhận biết tên mình, tên cô.

Chuẩn bị

Một chiếc gương to

Cách chơi

Cô để chiếc gương ngang tầm mắt của trẻ. Cô cầm tay trẻ chit vào hình ảnh trong gương và hỏi trẻ: “Ai đấy?”. Khi trẻ chú ý nhìn vào hình ảnh mình trong gương, cô nói: “Mai đấy! Mai xinh của cô đấy !”. Sau đó, cô lại chỉ vào hình ảnh của cô: “Cô ngọc đâu?” Cô ngọc đây này !”.

Cô và trẻ cùng soi gương, cô cầm tay trẻ lắc nhẹ theo giai điệu một bài hát: Tênh ! Tênh ! Tênh !”.

Ú òa

Mục đích

Phát triển xúc cảm và phản xạ định hướng cho trẻ.

Cách chơi

Trẻ nằm hoặc ngồi. Cô đến gần trẻ, gọi tên trẻ, nói chuyện âu yếm với trẻ tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, chú ý đến cô. Sau đó, cô lấy hai tay che mắt và nói “ú…ú…” rồi bất ngờ bỏ tay ra, cúi gần mặt trẻ và nói “òa” để trẻ vui thích.

Thăm bạn búp bê

Mục đích

Luyện tập trẻ đi theo hướng thẳng.

Chuẩn bị

Búp bê, gấu bông, thỏ bông,…

Cách chơi

Ở một phía của sân chơi ngoài trời, cô đặt búp bê (hoặc một đồ chơi: gấu, thỏ… ). Cô nói : “Kia là nhà bạn búp bê, cô cháu mình tới thăm bạn búp bê nhé !…”. cô đi trước dẫn trẻ theo sau, cố gắn hướng dẫn trẻ đi theo đường thẳng. Khi tới nơi, cô có thể cho trẻ chào bạn búp bê. Trẻ chơi với búp bê một lát, rồi lại trở về chỗ cũ. Những lần sau khi trẻ đã thuộc, cô có thể cho trẻ mang đồ chơi đến tặng búp bê. Cho trẻ chơi 2-3 lần.

Bé đi giỏi quá

Mục đích

Luyện bé tập đi

Chuẩn bị

Đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh.

Cách chơi

Khi trẻ chưa biết đi, cô đứng đằng sau, đỡ nách cho trẻ tập đi. Khi trẻ đi được vài bước, cô chuyển lên đứng ở phía trước, cầm đồ chơi, gọi trẻ lại phía mình: “Tuấn lại đây với cô nào, lại đây lấy đồ chơi này!”. Cô luôn giữ thái độ vui vẻ, luôn gọi tên và động viên trẻ.

Gõ trống: trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Mục đích

Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích thú.

Chuẩn bị

Trống con (hoặc ống bơ).

Cách chơi

Cô gõ trống hoặc ống bơ cho trẻ xem, sau đó đưa dùi trống cho trẻ gõ. Nếu trẻ chưa tự làm được, cô cầm tay trẻ cùng gõ vào mặt trống và kết hợp nói: “Tùng ! Tùng ! Tùng…” theo nhịp gõ.

Bé đi lại đây với cô

Mục đích

Khuyến khích trẻ đi men.

Chuẩn bị

Đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh.

Cách chơi

Trẻ đứng vịn tay vào thành giường, cô cầm đồ chơi học tập và đứng cách trẻ một khoảng ngắn. Sau đó, cô làm động tác vẫy tay và gọi tên trẻ, kích thích trẻ đến với mình: “Hà ơi ! Lại đây với cô nào !”. Khi trẻ đến gần đồ chơi, cô lại dịch chuyển đồ chơi ra xa hơn, tăng dần khoảng cách cho trẻ đi men theo với lấy đồ chơi. Thỉnh thoảng, cô nên cho trẻ lấy được đồ chơi để trẻ thích thú, hào hứng hơn với trò chơi.

Bé đứng gỏi quá

Mục đích

Khuyến khích trẻ tập đứng vịn

Chuẩn bị

Đồ choi màu sắc sặc sỡ, có phát ra âm thanh.

Cách chơi

Trẻ ngồi trong giường (cũi) hoặc bên ngoài, cô khuyến khích trẻ đứng vịn vào thành giường (cũi). Cô đứng gần, tay cầm đồ chơi, gọi trẻ âu yếm: “Nam ơi ! Cô cho con đồ chơi đẹp này, con đứng giỏi cô xem nào…”. Sau đó, cô đặt ngay đồ chơi dưới chân trẻ để trẻ ngồi xuống nhặt rồi lại đứng vịn lên (tập cho trẻ 2-4 lần).

Xem Thêm  Plants vs. Zombies 2 Free APK cho Android - Tải về

Trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi: Bò con

Mục đích

Luyện tập bò nhanh. Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích thú.

Cách chơi

Cô đứng phía trước trẻ, vừa đọc vừa lắc người sang hai bên theo nhịp đọc:

Bò bê, bò bê

Mải chơi quên về

Mẹ tìm mẹ gọi

Bò ơi ! Bò ơi !

Đến cuối câu, cô dùng hai bàn tay làm loa gọi “Bò ơi ! Bò ơi !…” rồi đột ngột gọi: “Bò ! Bò…” và cho trẻ bò.

Để tăng sự thích thú ở trẻ, cô giả vờ đuổi theo trẻ đang bò (vừa đi theo trẻ vừa vỗ tay) và nói: Bò lên ! Bò lên Nhanh nào !

Đuổi theo bóng

Mục đích

Luyện tập bò nhanh. Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích thú.

Cách chơi

Cô lăn bóng (hoặc vật lăn được) về phía trước và nói “Lên lấy bóng cho cô nào!” để khuyến khích trẻ bò hoặc đi nhanh về phía trước. Cô đi lên cùng với trẻ để lăn bóng tiếp khoảng 4 – 5m thì cô cho trẻ nhặt bóng lên đưa cho cô rồi lại chơi tiếp. Để trẻ thích thú, khi trẻ bò hoặc đi lên lấy bóng, cô vừa vỗ tay vừa nói: “Nhanh lên ! Nhanh lên ! Nhanh lên !”.

Nu na nu nống

Mục đích

Phát triển ngôn ngữ. Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích thú

Cách chơi

Cô giáo cho 2,3 trẻ ngồi thành vòng cung, chân duỗi thẳng. Tay cô chạm lần lượt hết chân của các bé, mỗi lần chạm tương ứng với một từ:

Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đua

Chân ai sạch sẽ

Gót đỏ hồng hào

Không bẩn tí nào

Được vào đánh trống

Tùng… tùng… tùng… tùng… !

Đọc đến câu cuối, cô nắm tay lại làm động tác đánh trống vào chân trẻ và khuyến khích trẻ cùng làm động tác và đọc theo vui vẻ.

Chi chi chành chành

Mục đích

Phát triển ngôn ngữ, vận động tinh.Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ thích thú.

Cách chơi

Cô để trẻ ngồi trong lòng, tay trái của cô giữ nhẹ tay trái của trẻ, xòe ra. Tay phải của cô cầm tay phải của trẻ, dùng ngón tay trỏ phải chấm vào lòng bàn tay trái theo nhịp đọc:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Chấp dế đi tìm

Ù à…ù ập

Đóng sập cửa… vào…

Khi đọc đến câu cuối, cô đọc chậm rồi bất ngờ bàn tay trái nắm lại, giữ lấy ngón tay trỏ của trẻ (cũng có khi ngón tay của trẻ nhấc lên nhanh hơn, bàn tay trái nắm lại không kịp , để trẻ thích thú).

Dần dần khi trẻ biết chơi, cô không cần cầm tay trẻ mà chỉ xòe bàn tay cho trẻ tự chơi.

Bé hãy đứng chững!

Mục đích

Tập cho trẻ đứng chững.

Chuẩn bị

Đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, phát ra âm thanh.

Cách chơi

Cô cho trẻ cầm đồ chơi đứng vịn vào cô, hai tay cô đỡ hờ quanh lưng trẻ (cô có thể đỡ vào hai bên nách trẻ). Khi thấy trẻ đứng chững được, cô nhẹ nhàng bỏ tay ra khỏi người trẻ và vỗ tay khen “Tênh, tênh, tênh…! Mai giỏi quá ! Hoan hô Mai !…”. Nếu thấy trẻ mất thăng bằng, sắp ngã, cô đỡ trẻ thật nhanh và ôm lấy trẻ, khen trẻ. Sau đó lại cho trẻ chơi thêm vài lần nữa.

Kéo cưa

Mục đích

Phát triển vận động và ngôn ngữ. Tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích thú.

Cách chơi

Trẻ ngồi đối diện với cô, hai tay cô cầm hai tay trẻ từ từ kéo về phía mình rồi lại từ từ đấy trẻ ra xa theo nhịp đọc:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.

Cô nên đọc chậm từng câu. Đọc đến câu cuối, cô có thể nựng trẻ “A ! Ông này thua rồi, về bú tí mẹ thôi…”, vừa nói, cô vừa dụi nhẹ đầu hoặc tay vào bụng trẻ để trẻ thích thú. Với trẻ lớn, cô nên kích thích trẻ chủ động làm động tác kéo cưa (trẻ tự đưa người về trước, phía sau theo nhịp đọc) và có thể đọc theo cô những từ cuối.

Lời Kết

Với những chia sẻ trên hy vọng các bậc phụ huynh đã tìm được trò chơi dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi phù hợp cho bé yêu nhà mình. Chúc các bố mẹ cùng các bé có những giây phút vui chơi vui vẻ.

Xem thêm: 6 trò chơi học tập chо trẻ mầm nоn hɑy và thú vị nhất